Tin tức

Tin chung về Xuất khẩu lao động và Du học

Mua hàng giá rẻ - xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản năm 2024

Tuesday, 18/06/2024, 16:53

Long Nguyễn - Minh Phương (PV Đài THVN thường trú tại Nhật Bản)-Thứ ba, ngày 02/01/2024 14:55 GMT+7

VTV.vn - Kể từ năm 2022, lạm phát toàn cầu đã xảy ra và ngay cả ở Nhật Bản, các công ty cũng bắt đầu tăng giá liên tục trong suốt 2 năm qua.

 

Không chỉ hàng hóa tiêu dùng hàng ngày mà các hàng hóa và chi phí dịch vụ khác đang tăng lên nhanh chóng, trong khi tiền lương đang không theo kịp lạm phát. Tại Nhật Bản, để cân bằng ngân sách chi tiêu, xu hướng mua hàng giảm giá hoặc các hàng hóa mới nhưng lỗi mốt đang là xu hướng tiêu dùng phổ biến.

Một loạt cửa hàng từ giày dép, quần áo, đến các siêu thị thực phẩm đã tung ra hàng loạt sản phẩm khuyến mãi cuối năm để kích cầu tiêu dùng. Các sản phẩm lỗi, sản phẩm trưng bày, hàng lỗi mốt, thiếu kích thước… đều được người mua "chấp nhận" vì giá cả vừa túi tiền hơn rất nhiều so với hàng mới hoàn hảo.

Một cửa hàng đang giảm giá rất nhiều dịp cuối năm, ví dụ chiếc túi có giá gốc hơn 12.000 Yen giờ chỉ còn hơn 4.000 Yen, giảm giá gần 70% giá trị sản phẩm.

Bà Yukiko, người tiêu dùng Nhật Bản, nói: "Tôi luôn đi kiếm những "tag đỏ", tức là những món hàng đang được giảm giá, ví dụ ở đây toàn là tag đỏ thôi. Hoặc các siêu thị thực phẩm thường sẽ giảm giá 2 tiếng trước giờ đóng cửa, đó là giờ tôi đi chợ mua đồ".

Việc giá cả tiếp tục tăng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến cuộc sống hàng ngày, khiến người dân lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng. Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản được công bố vào ngày 8/12/2023, GDP của nước này đã được điều chỉnh giảm từ con số sơ bộ (giảm 2,1% hàng năm) xuống mức giảm thực tế hàng năm là 2,9%. Doanh số bán thực phẩm và quần áo suy yếu, tiêu dùng cá nhân, vốn đã yếu kể từ số liệu sơ bộ, lại tiếp tục sụt giảm mạnh.

Mua hàng giá rẻ - xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản năm 2024  - Ảnh 1.

Sản phẩm giảm giá được gắn "tag đỏ". (Ảnh: Live Japan)

Chị Miyu, người tiêu dùng Nhật Bản, chia sẻ: "Tôi phải nghĩ nhiều cách để tiết kiệm, ví dụ như chuyển sang mua các sách tham khảo tại một trang đồ cũ nổi tiếng là mercari, mua đồ sắp hết hạn sử dụng tại các siêu thị tiện lợi".

Chị Kaori cho biết: "Tôi thường tìm nguyên liệu thực phẩm tại góc "hàng lỗi", kiểu như bị hỏng hoặc dập một góc và được nhân viên siêu thị cắt đi, nhìn không được đẹp mắt lắm nhưng rất rẻ và vẫn dùng được. Quần áo thì chắc chắn là mua đồ cũ, hoặc kiếm hàng rẻ mua online".

Để đáp ứng xu hướng người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm hơn, một số công ty lớn đã bắt đầu đưa ra phương án "giảm giá". Æonđã giảm giá 31 mặt hàng mang thương hiệu riêng. Các siêu thị điện máy lớn cũng giảm giá hàng nghìn sản phẩm.

Các công ty Nhật Bản đã có những biện pháp với mong muốn cải thiện đời sống cho người lao động như tăng lương. Có thể thấy, việc nỗ lực tăng lương từ đầu năm 2024 vẫn chưa thể cho ra ngay được ảnh hưởng tích cực đến xu hướng tiêu thụ hàng giá rẻ của người dân Nhật Bản trong hoàn cảnh hiện tại.

Nguồn: VTVONLINE